Chỉnh nha hiện nay là phương pháp được ưu tiên hàng đầu để khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như không thẳng hàng, đều, đẹp,…giúp bạn tự tin hơn và sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện rõ rệt. Nhiều người chia sẻ rằng niềng răng đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Phương pháp chỉnh nha cũng rất đa dạng về mắc cài như mắc cài kim loại, mắc cài sứ,…Tuy nhiên mắc cài sứ được chuyên gia khuyên dùng bởi những ưu điểm vượt trội so với mắc cài kim loại. Vậy mắc cài sứ là gì?
Mục lục
Niềng răng mắc cài sứ là gì?
Niềng răng mắc cài sứ là một phương pháp chỉnh nha sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ, dây cung nối liền các mắc cài trong nha khoa và dây thun tách kẽ răng. Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, hệ thống mắc cài sứ được gắn lên mặt ngoài của răng để tạo nên lực chỉnh nha ổn định và dây cung giúp điều chỉnh, dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên khung hàm, cải thiện các khuyết điểm của răng như răng hô,móm, lệch lạc, khấp khểnh, răng thưa, răng bị sai lệch khớp cắn, giúp chức năng ăn, nhai, nghiền thức ăn tốt hơn và thẩm mỹ răng miệng đều,đẹp hơn.
Nếu phương pháp niềng răng kim loại được cho là thiếu thẩm mỹ nhất trong các loại mắc cài khi người đối diện sẽ dễ dàng nhận biết bạn đang niềng răng, thì niềng răng mắc cài sứ giúp bạn cải thiện nhược điểm này trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó hiệu suất công việc được tăng cao. Mắc cài kim loại sứ với ưu điểm vượt trội này đang ngày càng được nhiều người lựa chọn và có thể dần thay thế cho phương pháp niềng răng kim loại truyền thống.
Hiện nay với phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ có 2 loại cho bạn lựa chọn là niềng răng mắc cài sứ thường và niềng răng mắc cài sứ tự động. Hai loại này khác nhau như thế nào và ưu, nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng theo dõi tiếp.
Ưu điểm niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ thường
Cấu tạo của loại này như đã nói ở trên, gồm các mắc cài có màu trùng với màu răng. Dây cung được sử dụng để kết nối các mắc cài và tác động lực lên răng, kéo răng vào các vị trí như mong muốn. Sau khoảng thời gian gắn bó cùng mắc cài, răng bạn sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Để xem sự thay đổi đó như thế nào thì hãy nhanh đến các địa chỉ nha khoa để niềng răng khi răng có khuyết điểm ngay nhé.
Mắc cài sứ được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi:
- Chất liệu thân thiện, an toàn với sức khỏe răng miệng.
- Các cạnh của mắc cài sứ được bo tròn nên cũng mềm mại hơn nhiều so với mắc cài kim loại vì vậy sẽ luôn tạo cảm giác thoải mái, êm ái cho người đeo mà không làm tổn thương vùng má, lợi xung quanh.
- Tính thẩm mỹ của loại này cao hơn mắc cài kim loại nên hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp mà không cần e dè, ngại ngùng.
- Thời gian niềng răng cũng được rút ngắn hơn, hiệu quả mang lại cũng cao hơn nhiều.
Mắc cài sứ tự buộc
Mắc cài sứ tự buộc có thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh của mắc cài, thay thế cho dây thun ở mắc cài sứ thường. Chốt tự đóng này có vai trò cố định dây cung trong mắc cài chắc chắn, hỗ trợ việc dịch chuyển răng diễn ra thuận lợi và hạn chế tình trạng lệch hoặc bung mắc cài như trường hợp có dây thun buộc.
Với mắc cài sứ tự buộc:
- Có lực tác dụng lên răng ổn định hơn, giảm thiểu được việc bung, tuột mắc cài tránh ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
- Thời gian chỉnh nha ngắn hơn mắc cài sứ thường mà hiệu quả cũng cao hơn nhiều.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian khi không phải di chuyển đến phòng khám nhiều lần.
- Tính thẩm mỹ cao khi loại này bạn có thể lựa chọn loại dây cung niken trùng màu mắc cài và màu răng.
Những hạn chế của mắc cài sứ
Mắc cài sứ thường
Có 2 nhược điểm thấy rõ nhất là chi phí cao hơn mắc cài kim loại thường và thời gian niềng lâu hơn mắc cài sứ tự buộc. Ngoài ra mắc cài này dày hơn mắc cài kim loại nên sẽ càng khắt khe hơn trong việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Chính vì làm bằng chất liệu sứ nên bạn cần lưu ý hơn trong việc bảo quản bởi rất dễ vỡ nếu va chạm mạnh hoặc lực tác động lên mắc cài quá mạnh.
Mắc cài sứ tự động
Mắc cài sứ có thể nói gần như hoàn hảo cho khách hàng niềng răng tuy nhiên nhiều khách lo ngại bởi khoản đầu tư tốn kém hơn các loại mắc cài khác. Nắp trượt tự động ở loại mắc cài này dày hơn mắc cài kim loại tự buộc nên có thể gây khó chịu cho người niềng khi ăn uống hoặc gây cộm miệng.
Với những hạn chế này đều có thể khắc phục được khi bạn có khoảng thời gian để làm quen và thích ứng với mắc cài. VÌ vậy bạn không cần quá lo lắng mà hãy thoải mái chuẩn bị tinh thần tốt trước khi bắt đầu niềng răng.
Đọc thêm: Các phương pháp niềng răng khác hiện nay
Những đối tượng nên thực hiện niềng răng mắc cài sứ
Răng có khuyết điểm
Với những người gặp các tình trạng răng như răng mọc chen chúc, răng hô, vẩu, thưa, móm thì rất phù hợp khi lựa chọn phương pháp này để chỉnh nha.
Răng có khuyết điểm không chỉ khiến bạn tự ti với vẻ ngoài của mình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, làm giảm chất lượng sống của người bệnh.
Răng sai lệch khớp cắn
Các dạng khớp cắn thường gặp như khớp cắn chéo, khớp cắn hở, khớp cắn ngược,…Những dạng khớp cắn này khiến cho việc ăn, nhai trở nên khó khăn hơn, răng phải dùng sức nhiều từ đó có thể dẫn đến đau khớp thái dương hàm, răng rụng sớm,..
Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cũng gây nhiều khó khăn, trở ngại hơn. Nhất là khi các răng không được làm sạch kỹ càng, thức ăn vẫn còn dắt trong kẽ răng có thể dẫn đến sâu răng, các bệnh lý răng miệng và hơi thở có mùi.
Người phải giao tiếp nhiều
Với những người tính chất công việc phải tiếp khách, đi xã giao nhiều thì niềng răng mắc cài sứ là hoàn toàn phù hợp. Mắc cài sứ được thiết kế trùng với màu răng, khó nhận thấy nên giúp bạn tự tin hơn và hiệu suất công việc vẫn được đảm bảo.
Trường hợp này nên lựa chọn loại dây cung niken có màu trong để tính thẩm mỹ tối đa nhất. Đây thật sự là một phương pháp nên cân nhắc vì vừa đảm bảo được thẩm mỹ, chi phí mềm hơn niềng răng trong suốt Invisalign.
Quy trình thực hiện gồm mấy bước, gắn mắc cài trong bao lâu?
Quy trình niềng răng mắc cài sứ tại Nha khoa Thúy Đức gồm 7 bước, được thực hiện theo đúng quy trình chuẩn của Chỉnh nha Hoa Kỳ.
Bước 1: Bệnh nhân được chụp phim X-quang để xem xét tình trạng răng hiện tại có vấn đề như thế nào. Một ưu thế ở Nha khoa Thúy Đức là có sẵn máy chụp phim X-quang, tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho bạn và đảm bảo được một quy trình niềng răng trọn vẹn mà không cần phải đi chụp phim ở bên ngoài.
Bước 2: Bác sĩ khám tổng quát.Bạn sẽ được nhìn rõ xem răng mình hiện tại như thế nào và vì sao răng lại mọc như vậy.
Bước 3: Bác sĩ sẽ tư vấn về 2 loại mắc cài sứ, lên phác đồ điều trị chi tiết với các dự đoán về tăng chỉnh lực, tốc độ dịch chuyển răng trong từng khoảng thời gian cụ thể. Nếu đồng ý với phác đồ điều trị của bác sĩ, các bạn sẽ được lấy mẫu 2 hàm, để mẫu thạch cao lưu lại tình trạng hàm răng ban đầu tiện cho việc so sánh sau này.
Sau khi quyết định được mắc cài phù hợp sứ hoặc sứ tự động, bạn sẽ tiến hành ký hợp đồng với nha khoa để bảo đảm các quyền lợi trong trường hợp rủi ro xảy ra khi niềng răng và cơ chế bảo hành tại nha khoa.
Bước 4: Vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành niềng răng như đánh bóng, làm sạch, lấy cao răng. Bước này rất khác so với quy trình chung của các nha khoa khác.
Bước 5: Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài 1 hàm trước cho bạn trên hoặc dưới tuỳ trường hợp để răng làm quen với mắc cài trước và gắn nốt hàm còn lại sau 1-2 tuần tuỳ độ làm quen của răng với mắc cài.
Bước 6: Tái khám định kỳ. Sau khoảng 3-4 tuần/lần, bạn sẽ theo lịch hẹn đến tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực kéo và có những dặn dò tiếp theo cho việc chăm sóc răng miệng khi đang đeo niềng.
Bước 7: Tháo niềng và đeo hàm duy trì. Kết thúc quá trình niềng răng bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo thêm hàm duy trì để ổn định răng, tránh cho răng tái xô lệch về vị trí ban đầu. Điều này rất quan trọng, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối đa nhất.
Việc gắn mắc cài lên răng thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút 1 hàm với mắc cài sứ tự động và 45 phút với mắc cài sứ thường.
Xem thêm: Hình ảnh review sự thay đổi khác biệt trước và sau khi niềng răng của khách hàng
Đeo niềng răng mắc cài sứ trong bao lâu có hiệu quả?
Thông thường, các bệnh nhân đeo mắc cài sứ từ khoảng 1-2 năm thì sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên đã ghi nhận nhiều trường hợp phải đeo kéo dài đến hơn 2 năm gần 3 năm. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng bệnh nhân, độ tuổi thực hiện (các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa khuyên rằng nên niềng càng sớm càng tốt, nhất là độ tuổi răng, hàm vẫn còn đang phát triển, dễ dàng uốn nắn điều chỉnh cũng như đạt được hiệu quả cao nhất); cách chăm sóc răng miệng hằng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là tay nghề bác sĩ. Tại nha khoa Thuý Đức đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân đeo niềng 5 năm không có hiệu quả, vừa tốn thời gian, công sức và tiền bạc, đã tìm đến nha khoa Thuý Đức để thăm khám và điều trị lại từ đầu.
Vì vậy để đeo niềng hiệu quả và rút ngắn được thời gian chỉnh nha bạn cần lưu ý và xem xét kỹ các yếu tố kể trên.
Đọc thêm: Niềng răng có đau không, có khó chịu không?
Những lưu ý trước – trong – sau khi niềng răng mắc cài sứ
Theo bác sĩ Phạm Hồng Đức, gắn niềng mới là giai đoạn đầu tiên và để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ thì những hướng dẫn của bác sĩ cần phải chú ý và thực hiện nghiêm túc.
Trước khi niềng răng mắc cài sứ
Tìm hiểu trước về loại mắc cài sứ để biết rõ hơn về đặc điểm của mắc cài, ưu nhược điểm của từng loại khi sử dụng cũng như hiệu quả đem lại có vĩnh viễn không, và vì sao nên chọn mắc cài sứ thay vì mắc cài kim loại. Chuẩn bị kỹ các kiến thức trước khi niềng răng sẽ khiến bạn chủ động và tự tin hơn.
Chuẩn bị tâm lý và tinh thần. Niềng răng thông thường sẽ kéo dài từ 1,5 – 2 năm vì vậy bạn cần có tinh thần thép để đối mặt và quen dần với mắc cài.
Lựa chọn trước cho mình bác sĩ tốt. Bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn sẽ đảm bảo chính xác quy trình niềng răng như mức độ răng khó hay dễ, phải nhổ bao nhiêu chiếc răng cũng như thời gian di chuyển của răng để có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Chuẩn bị sức khoẻ tốt. Bạn nên cố gắng tăng vài cân trước khi niềng răng là tốt nhất bởi thời gian đầu khi chưa quen với niềng mới, việc ăn uống sẽ khó khăn và khiến bạn sụt mất vài kí đó.
Cuối cùng là tiền niềng răng. Đương nhiên rồi có đầu tư thì hiệu quả mang lại sẽ tương xứng. Dù các nha khoa có chế độ trả góp nhưng bạn cũng cần chuẩn bị một khoản tiền để cho trả cho các dịch vụ ban đầu.
Trong khi niềng răng
Tái khám định kỳ sẽ giúp bạn nắm được tiến độ niềng răng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng qua từng đợt tái khám để có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp như tăng lực siết cho mắc cài hoặc thực hiện các thủ thuật khác trong niềng răng.
Trong khoảng thời gian giữa các đợt tái khám, bạn nên để ý và theo dõi sức khoẻ răng miệng của mình hằng ngày để có thể phát hiện kịp thời những rủi ro không may có thể xảy ra trong quá trình niềng răng và đến nha khoa để bác sĩ xử lý và chữa trị.
Vệ sinh đúng cách trong quá trình niềng răng
Chải răng đúng cách trong quá trình niềng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công cho ca niềng. Theo các bác sĩ nha khoa, mỗi ngày nên chải răng từ 3 – 4 lần (chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ) để làm sạch, không để thức ăn dư thừa dính vào gây hại cho răng.
Đặc biệt đối với các bạn đang niềng thì việc chải răng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc hơn và kỹ lưỡng hơn, bởi khi niềng răng các thức ăn rất dễ bám vào mắc cài nếu không được vệ sinh kỹ có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng, thức ăn giắt vào khung niềng gây mất thẩm mỹ…
Kết hợp ăn uống hợp lý và vận động cũng giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn.
Khi niềng răng bạn nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua đầy dinh dưỡng.
Bổ sung chất đạm bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng như thịt lợn, bò, gia cầm và hải sản,…Đây là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng.
Ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin, làm chắc khoẻ răng và cơ thể luôn tràn đầy sức sống.
Đặc biệt khi niềng răng cần tránh những loại đồ ăn cứng như sụn, gân, kẹo cứng hay các loại đồ nếp, bột dẻo để tránh khi ăn bị dính vào răng hay răng phải hoạt động quá mức.
Trà, cà phê, các đồ uống có chất kích thích cũng hạn chế tối đa bởi chúng sẽ làm xỉn màu răng, răng bị ố vàng và mòn men răng.
Sau khi tháo niềng
Sau khi tháo niềng bạn không nên vui mừng quá sớm và bắt đầu thả phanh sau chuỗi ngày kiêng khem, vẫn phải dè chừng rất nhiều về việc ăn uống, cũng như cần có một chế độ chăm sóc răng đúng cách không khác khi niềng răng để giúp răng ổn định hơn.
Sau khi niềng răng bạn sẽ phải đeo hàm duy trì để giữ răng ổn định, tránh tình trạng răng xô lệch về vị trí ban đầu. Bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm duy trì ít nhất 20h/ngày và vệ sinh hàm duy trì để đảm bảo răng luôn được khỏe mạnh.
Tiếp tục giữ thói quen vệ sinh răng miệng giống như khi đeo niềng. Ngoài chải răng đúng cách, bạn nên đầu tư thêm các thiết bị khác để hỗ trợ như máy tăm nước, chỉ nha khoa,…
Ngoài ra mỗi tháng, bạn cần tuân thủ việc tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và duy trì hàm răng đẹp hoàn mỹ sau khi tháo niềng của bạn. Trên đây là những lưu ý cần biết khi niềng cần biết, chúc các bạn tự tin dũng cảm niềng răng để sở hữu nụ cười tươi, tự tin trong cuộc sống.
Niềng răng mắc cài sứ tại Nha khoa Thúy Đức sẽ được thực hiện theo đúng các bước nêu trên vì vậy bạn cũng cần kết hợp theo những hướng dẫn và dặn dò của bác sĩ để mang lại hiệu quả niềng răng tốt nhất.
Nha khoa Thúy Đức luôn tự hào khi là một trong những nha khoa đi đầu về phương pháp niềng răng mắc cài sứ. Chất lượng và uy tín luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu với 18 năm đầu tư vì nụ cười Việt, hi vọng luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đồng hành cùng nha khoa.
NHA KHOA THÚY ĐỨC- Bác sĩ Phạm Hồng Đức
Địa chỉ: 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 096 361 4566
Hotline: 093 186 3366
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page